Tại trường học viên có thể học được những kiến thức chuyên ngành và kiến thức thực tiễn liên quan đến kinh doanh. Bên cạnh việc học những lí luận mang tính hệ thống trong nhiều lĩnh vực rộng lớn như “Chiến lược kinh doanh”, “Marketing”, “Tài chính”, “Quản lý tổ chức ” ..., học viên còn có cơ hội được học hỏi trực tiếp từ các nhà kinh doanh đang làm giảng viên trong trường về những gì đang diễn ra trong môi trường kinh doanh thực tế.
Các giờ học được tiến hành theo phương pháp khác nhau như thuyết giảng, tương tác hỏi - đáp, thảo luận, phát biểu … tùy theo môn học. Thành tích được đánh giá dựa trên tinh thần đóng góp xây dựng bài trong giờ học, các bài báo cáo hoặc bài thi cuối kì.
Một trong những điểm ưu điểm khi học tại trường là việc xây dựng kế hoạch kinh doanh. Bên cạnh việc học về những kiến thức kinh doanh thì học viên còn có thể “Xây dựng kế hoạch kinh doanh” thay thế cho “Luận văn thạc sĩ”. Đây là một đặc trưng khá riêng biệt của trường. Những kiến thức thu được trong quá trình xây dựng, hoàn thiện kế hoạch kinh doanh sẽ có ích đối với các nhà khởi nghiệp tương lai khi bắt đầu kinh doanh, hay khi lập đề án phát triển dự án mới trong doanh nghiệp. Tất cả học viên đều nhận được sự hướng dẫn sát sao từ các giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh thực tiễn dưới hình thức tổ chức theo zemi với số lượng học viên ít.
Ngoài các học viên người Nhật, trường tiếp nhận nhiều du học sinh đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới. Học viên người Nhật đa phần đều vừa học vừa làm việc ở nhiều ngành nghề khác nhau. Những học viên người Nhật và du học sinh đến từ nhiều quốc gia trên thế giới sẽ cùng nhau học tập, giao lưu trao, đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, điều đó sẽ trở thành hành trang quý giá cho tương lai, giúp học viên có thể xây dựng cho mình một mạng lưới liên kết mang tính toàn cầu.
Thời gian tốt nghiệp đại học của các du học sinh theo từng quốc gia là khác nhau. Do đó, để phù hợp với nhiều đối tượng du học sinh, trường chia làm hai kì nhập học là: Kì mùa xuân và Kì mùa thu.
Giúp học viên nắm được các kiến thức cơ bản về excel và các khái niệm cần thiết để sử dụng các công cụ như phân tích và thống kê
Học kiến thức cơ bản về kế toán và ghi chép kế toán ghi sổ kép. Học cách tính giá vốn hàng bán, tính toán đánh giá hàng tồn kho v.v tương đương trình độ kế toán cấp 3
Hướng tới mục tiêu đạt trình độ N1và nâng cao năng lực giao tiếp để không gặp trở ngại khi tham gia các giờ học
Tổ chức các giờ học đặc biệt do giảng viên là những nhà doanh nghiệp hay những học giả nổi tiếng ở nhiều ngành nghề trực tiếp giảng dạy
Thu thập thông tin việc làm trên toàn Nhật Bản , hỗ trợ giới thiệu việc làm và thực tập
MBA là từ viết tắt của Master of Business Administration (Thạc sĩ Quản trị kinh doanh). Học viên sẽ được học một cách hệ thống những chủ đề liên quan đến nguồn lực cốt lõi trong doanh nghiệp đó là: nguồn nhân lực, hàng hóa - dịch vụ,tiền tệ và thông tin. .
Học viên sẽ được trao học vị “Thạc sĩ quản trị kinh doanh (chuyên ngành) MBA” khi hoàn thành đủ trên 34 tín chỉ và có “Bản kế hoạch kinh doanh” có tính thực tiễn được thông qua bởi hội đồng nhà trường.
Phân loại môn học | Tên môn học |
---|---|
Môn học cơ sở | Lý luận kinh doanh |
Chiến lược kinh doanh | |
Marketing | |
Lý luận tài chính kế toán | |
Phân tích báo cáo tài chính | |
Tài chính doanh nghiệp | |
Quản lý tổ chức / Lý luận hành vi tổ chức | |
Quản lý nguồn nhân lực / lý luận lãnh đạo |
Phân loại môn học | Tên môn học |
---|---|
Môn học cơ sở | Lí luận quản lý công nghệ kĩ thuật |
Kĩ thuật IT cơ bản | |
Quản lý chuỗi cung ứng | |
Đạo đức doanh nghiệp | |
Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh (*1) | |
Lý luận khởi nghiệp | |
Phân tích thống kê | |
Lý luận kế toán quản lý |
Phân loại môn học | Tên môn học | |
---|---|---|
Môn học phát triển | Lĩnh vực chiến lược kinh doanh |
Lý luận chiến lược kinh doanh |
Chiến lược phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ | ||
Quản lý dịch vụ | ||
Nghiên cứu chiến lược kinh doanh (*2) | ||
Marketing toàn cầu | ||
Khoa học quản lý (*2) | ||
Phương pháp điều tra thị trường | ||
Đổi mới mô hình kinh doanh | ||
Lĩnh vực tài chính, tiền tệ |
Quản lí rủi ro | |
Luật thuế I | ||
Luật thuế II | ||
Lý luận chuyên sâu luật thuế | ||
Lĩnh vực công nghệ | Giải pháp IT | |
Chiến lược kỹ thuật ICT | ||
AI và ứng dụng |
(*1) Hãy hoàn thành trong năm thứ 1
(*2) Chưa quyết định có mở lớp trong năm 2021 hay không
(*3) Điều kiện là đã hoàn thành Zemi I
Phân loại môn học | Tên môn học | |
---|---|---|
Môn học phát triển | Lĩnh vực khởi nghiệp | Tài chính kinh doanh khởi nghiệp |
Lý luận đầu tư mạo hiểm | ||
Nghiên cứu doanh nghiệp liên doanh | ||
Doanh nghiệp vừa và nhỏ và kế nghiệp kinh doanh | ||
Lĩnh vực môi trường kinh doanhh |
Kinh tế - tài chính quốc tế và doanh nghiệp | |
Luật doanh nghiệp | ||
Lý luận kinh tế sản xuất khu vực | ||
Quản lý vùng | ||
Nghiên cứu thực địa khu vực | ||
Lý luận chuyên sâu kinh doanh về du lịch | ||
Lý luận chuyên sâu kinh doanh về phúc lợi | ||
Lý luận chuyên sâu kinh doanh về thể thao | ||
Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật với nền kinh tế các nước đang phát triển |
Phân loại môn học | Tên môn học |
---|---|
Zemi | Zemi I (*1) |
Zemi II (*3) |
Hiệu trưởng, giáo sư
Soutome Masayoshi
Giáo sư
Karaki Kouichi
Phó hiệu trưởng phụ trách Quốc tế - Khu vực, Giáo sư
Tomiyama Eiko
Phó hiệu trưởng phụ trách Liên kết doanh nghiệp – Chính phủ và nhà trường, Giáo sư
Kuroda Tatsuya
Giáo sư
Hiromi Asano
Giáo sư
Yasushi Ichimori
Giáo sư
Otsuka Akira
Giáo sư
Kishida Nobuyuki
Giáo sư
Komamiya Fumihiro
Giáo sư
Satomi Yasuhiro
Giáo sư
Sugimoto Hitoshi
Giáo sư
Suzuki Hiroki
Giáo sư
Hata Nobuyuki
Giáo sư
Watanabe Tomoaki
Phó giáo sư
Suzuki Yuya
Giảng viên
Kin Benika
Hàng năm, trường JIGYO SOZO mở rộng hơn nữa việc giao lưu giữa các trường đại học để gắn kết mối quan hệ hợp tác. Ngoài khu vực Châu Á bao gồm Trung Quốc và các nước thuộc khối ASEAN, trường còn phát triển mối liên kết hợp tác với các nước từ khu vực châu Âu như Italia, Hungary, vùng Viễn Đông Nga. Trường dự định sẽ mở rộng tiếp nhận những du học sinh xuất sắc từ nhiều quốc gia khác nữa trên thế giới.
Italia | Đại học Torino |
---|---|
Ấn độ | Đại học Tilak Maharashtra |
Indonesia | Đại học Darma Persada, Đại học Udayana Đại học Denpasar Maha Saraswati, |
Ukraine | National Technical University of Ukraine “Igor Sikorsky Kiev Polytechnic Institute”, UNIVERSITY<KYIV SCHOOL OF ECONOMICS> |
Uzbekistan | Đại học Ngoại ngữ Quốc gia Samarkand/Đại học Kinh tế và Ngoại giao Thế giới |
Kazakhstan | Đại học quốc gia Al-Farabi Kazakh KAZAKH ABLAI KHAN UNIVERSITY OF INTERNATIONAL RELATIONS AND WORLD LANGUAGES |
Hàn Quốc | Đại học Woosuk |
Campuchia | Đại học Hoàng gia Phnôm Pênh, Đại học Cambodian Mekong |
Kyrgyzstan | ĐẠI HỌC QUỐC GIA KYRGYZSTAN ĐƯỢC ĐẶT THEO TÊN JUSUP BALASAGYN |
Slovakia | Đại học quốc lập Comenius, Đại học Pan-European |
Thái Lan | Đại học thương mại và công nghiệp Thái Lan, Đại học công nghiệp Nhật - Thái |
Trung Quốc | Đại học Yanbian, Đại học Dalian, Yancheng Teachers University, Jilin Business and Technology College |
---|---|
Hungary | Đại học thương mại Budapest, Đại học Pháp môn Phật giáo, Đại học Károli Gáspár University of the Hungarian Reformed Church, Đại học Eötvös Loránd |
Việt Nam | Đại học Ngoại Thương Hà Nội, Đại học Ngoại Thương Tp.HCM, Đại học Hà Nội, Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN, Đại học ngoại ngữ Huế, Đại học ngoại ngữ Đà Nẵng, Đại học Thăng Long, Đại học Đông Á |
Mông Cổ | Khoa Kinh tế, Khoa khoa học tổng hợp - Đại học quốc lập Mông Cổ, Đại học quốc lập Khoa học kỹ thuật Mông Cổ, Đại học kinh tế tài chính Mông Cổ, Học viện đại học Mông Cổ |
Nga | Đại học pháp luật kinh tế quốc tế Saint Petersburg, Đại học dịch vụ kinh tế quốc lập Vladivostok, Đại học nhân văn quốc lập Viễn Đông, Đại học pháp luật kinh tế quốc lập Khabarovsk, Đại học quốc lập hải dương, Đại học tổng hợp Viễn Đông |
Ni Luh Putu Miraheni
Tốt nghiệp đại học Denpasar Maha Saraswati, Indonesia (Nhập học kì tháng 10/2018)
Cùng với sự phát triển của thời đại toàn cầu hóa thì phong cách sống của người dân đảo Bali cũng dần thay đổi, số lượng gia đình không có đủ thời gian chăm sóc bố mẹ già tăng lên thì mô hình kinh doanh chăm sóc sức khỏe người già tại nhà quy mô nhỏ đa chức năng của Nhật Bản sẽ phát huy vai trò rất lớn trong xã hội già hóa trong tương lai. Giấc mơ của tôi là mở một cơ sở tư nhân chăm sóc sức khỏe dành cho người cao tuổi học hỏi mô hình kinh doanh của Nhật, như một hình thái mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở đảo Bali, bằng việc mang lại cuộc sống vui vẻ thoải mái cho những bậc cha mẹ thì tạo dựng nên niềm hạnh phúc cho cả gia đình.
Nemeth Vivien
Tốt nghiệp Đại học Eötvös Loránd, Hungary (nhập học kì tháng 10/2018)
Do gia đình có liên quan đến ngành y nên từ nhỏ tôi đã rất quan tâm tới lĩnh vực y tế. Chính vì thế tôi muốn viết luận văn mang tính phân tích so sánh về bảo hiểm y tế trong hệ thống phúc lợi của Hungary và Nhật Bản, tập trung vào việc cải thiện chế độ y tế của Hungary. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn áp dụng những kiến thức học được ở đây không chỉ vào lĩnh vực kinh doanh đóng góp vào việc thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao của hai nước Nhật Bản – Hungary
Zagdkhorol Tsembeldulam
Tốt nghiệp Đại học quốc lập Mông Cổ (nhập học kì tháng 10/2018)
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và kĩ thuật được cải cách không ngừng nghỉ trên tất cả lĩnh vực không chỉ riêng lĩnh vực IT, và thực trạng không thể đáp ứng được hình thái kinh tế tương lai có thể nhận thấy rõ hiện nay, tôi mong muốn bản thân trở thành một nhà lãnh đạo có khả năng phân tích, đánh giá được hiện trạng, và tìm ra được những giá trị mới. Tôi hướng tới việc trở thành một cầu nối kinh doanh giữa hai nước Nhật Bản – Mông Cổ, hiểu được các giá trị đa dạng của kinh doanh và nhạy cảm với nhu cầu thị trường.
Prum Thear
Tốt nghiệp Đại học Hoàng gia Phnompenh, Campuchia (nhập học kì tháng 10/2018)
Tương lai, tôi muốn mở một trường đào tạo nhân lực kinh doanh biết tiếng Nhật. Vì thế, hiện nay, ngoài việc trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về kinh doanh tại trường, tôi cũng tích cực tham gia các giờ học đặc biệt để tìm hiểu về cách thức xây dựng trường, thường xuyên trao đổi với giáo viên hướng dẫn, lập kế hoạch kinh doanh để phục vụ việc thành lập một trường học mang đặc sắc riêng của mình đáp ứng nhu cầu của sinh viên Campuchia.
Wang Chenhuan
Tốt nghiệp Đại học Yanbian, Trung Quốc (nhập học kì tháng 10/2018)
Trong tương lai, tôi muốn được làm việc tại Nhật và thực hiện kế hoạch kinh doanh mà mình đã lập ra khi học tập tại trường. Hiện nay, tại Trung Quốc, vấn đề già hóa cũng đang ngày một trầm trọng nhưng việc đào tạo nhân lực trong lĩnh vực phúc lợi vẫn còn là một khoảng cách so với Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp, đầu tiên tôi muốn được làm việc tại một công ty phúc lợi và tìm hiểu nắm bắt tình hình hiện tại. Sau đó, phát huy những kiến thức đã học và các mối quan hệ đã có được khi học tại trường, liên kết với các trường chuyên về phúc lợi của Trung Quốc để thực hiện các dự án đào tạo nhân lực trong lĩnh vực phúc lợi.
Suppawit Paisitannan
Tốt nghiệp Đại học Công Nghiệp Thái – Nhật, Thái Lan (nhập học kì tháng 4/2019)
Ngay từ khi còn là sinh viên năm 4 đại học tôi đã có ước mơ khởi nghiệp, chính vì thế sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã quyết định học lên thạc sĩ để học thêm về kinh doanh. Mục tiêu của tôi là giao lưu với thật nhiều người nhất có thể, học thêm về kinh doanh và tích cực tham gia các buổi seminar và diễn thuyết về khởi nghiệp. Ngoài ra tôi hi vọng sẽ thi đỗ kì thi Kế toán cấp độ 3 và làm việc ở một công ty của Nhật.
Anvarov Zafar
Tốt nghiệp Đại học công nghiệp Jizzax, Uzbekistan (nhập học kì tháng 4/2019)
Tôi nghĩ rằng trên thế giới này, không ai là không có giấc mơ. Bản thân tôi cũng có rất nhiều giấc mơ. Và một trong số đó chính là mở một công ty về ngoại thương trong tương lai, điều này bắt nguồn từ việc tôi rất có niềm đam mê với kinh doanh. Những kiến thức học được tại trường như chiến lược kinh doanh, marketing, quản lí rủi ro, quản lí dịch vụ.. sẽ rất có ích cho việc thực hiện giấc mơ trong tương lai của tôi. Sau khi tốt nghiệp, tôi muốn làm việc tại một công ty của Nhật về ngoại thương quốc tế, và nâng cao năng lực của bản thân.
Todkari Srushti Shrikant
Tốt nghiệp Đại học Tilak Maharashtra, Ấn Độ (nhập học tháng 10 năm 2019)
Cho đến hiện tại tôi vẫn chưa từng học hay có trải nghiệm gì về kinh doanh, vì thế tôi muốn học các môn học như chiến lược kinh doanh, quản lý rủi ro v.v, tích lũy các kiến thức về kinh doanh, và tìm hiểu về phương thức tác phong đặc trưng trong kinh doanh của Nhật Bản. Đồng thời tôi cũng mong muốn được làm việc tại công ty Nhật Bản để học hỏi về chuyên môn và cách thức quản lý trong các dự án nước của Nhật. Tôi muốn so sánh phân tích chiến lược đang tiến hành của các thể tự trị và các chiến lược của các doanh nghiệp tư nhân đang kinh doanh nước, và đưa ra được những phương pháp tốt nhất để giải quyết các vấn đề về nước của Ấn Độ trong tương lai.
Đoàn Thị Hồng Thắm
Tốt nghiệp Đại học Ngoại thương, Việt Nam (nhập học tháng 4 năm 2019)
Tương lai tôi muốn trở thành người có thể cống hiến cho Việt Nam và Nhật Bản. Tôi mong muốn thành lập một trung tâm tiếng Nhật online, tại đó không chỉ là đào tạo tiếng Nhật cho nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam mà tôi muốn sử dụng internet để có thể kết nối doanh nghiệp Nhật Bản và nguồn nhân lực Việt Nam. Tôi sẽ vận dụng những kiến thức đã được học ở trường như chiến lược kinh doanh, marketing, quản lý dịch vụ … để xây dựng một bản kế hoạch hoàn chỉnh và thực hiện ước mơ.
Nyi Ye Htet
Tốt nghiệp trường đại học ngoại ngữ Mandalay, Myanmar (nhập học tháng 10 năm 2019)
Tôi đã từng làm việc tại một doanh nghiệp Nhật Bản tại Myanma sau khi tốt nghiệp đại học. Tôi nhận ra rằng trong môi trường kinh doanh thực tế, bên cạnh ngôn ngữ, không chỉ kiến thức về kinh doanh mà cả năng lực đổi mới và khả năng nắm bắt dòng chảy của thời đại cũng là những yếu tố vô cùng quan trọng. Hơn nữa, trong bối cảnh kinh tế thế giới đang chuyển mình không ngừng thì đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có thể đáp ứng được sự chuyển biến đó. Chính vì vậy tôi càng mong muốn mình có được những kiến thức về kinh doanh- kinh tế và năng lực cần thiết để giải quyết vấn đề nhiều hơn nữa, đó chính là lý do tôi học lên thạc sĩ tại trường. Tương lai, tôi muốn thành lập một nhà máy sản xuất đồ dùng tại Myanma.
Nhà trường hỗ trợ việc tìm nhà, giới thiệu những căn hộ phù hợp cho du học sinh lần đầu tiên đến Nhật, du học sinh chuyển đến từ những tỉnh, thành phố khác trên đất nước Nhật Bản như Tokyo, Osaka...Công ty môi giới bất động sản liên kết với nhà trường sẽ giới thiệu rất nhiều căn hộ phù hợp nên du học sinh có thể yên tâm trong việc tìm nhà.
Nadia Dyah Prawita,
Đại học quốc lập Jakarta, Indonesia (nhập học kì tháng 4/2019)
Chen chang,
Học viện Ngoại ngữ Nam Tú Chiết Giang, (nhập học kì tháng 4/2019)
Chen Ziying,
Học viện Nam phương Đại học Trung Sơn, (nhập học kì tháng 4/2019)
Trường Jigyo Sozo nằm ở khu vực trung tâm thành phố, cách ga Niigata 7 phút đi bộ, là khu vực dễ tìm việc làm thêm. Du học sinh đang theo học tại trường có thể vừa đi làm thêm tại các nhà hàng và các ngành dịch vụ, văn phòng v.v vừa có thể bảo đảm được việc học.
Ví dụ về mức thu nhập bình quân | |
---|---|
Tiền gửi từ gia đình | 10,000 yên |
Tiền lương làm thêm | 60,000 yên |
Tổng | 70,000 yên |
Ví dụ về mức chi tiêu bình quân | |
---|---|
Tiền nhà | 35,000 yên |
Tiền điện, nước, ga | 5,000 yên |
Tiền điện thoại và các khoản khác | 10,000 yên |
Tiền ăn | 20,000 yên |
Tổng | 70,000 yên |
Không chỉ có hoa anh đào – biểu tượng của mùa xuân, hoa Tulip – loài hoa tự hào với số lượng bán ra lớn nhất Nhật Bản cũng rạng rỡ khoe sắc cùng mùa xuân ở Niigata.
Niigata là thành phố lớn nhất phía biển Nhật Bản với quang cảnh biển tuyệt đẹp. Các bạn có thể vừa hòa mình vào gió hè dễ chịu vừa phơi mình dưới ánh nắng mặt trời.
Mùa lá đỏ báo hiệu thu về trên thành phố Niigata – với sắc đỏ và vàng, những sắc màu khác biệt như muốn hút hồn mọi ánh mắt
Xứ tuyết - Niigata là biểu tượng cho mùa đông ở Nhật Bản. Các bạn không chỉ được trải nghiệm những môn thể thao mùa đông như trượt tuyết mà còn có thể ngâm mình trong những suối nước nóng.
Nhà trường áp dụng chế độ miễn giảm học phí và hỗ trợ đối với các du học sinh tích cực trong học tập, được đánh giá là xuất sắc và có mục tiêu rõ ràng sau khi tốt nghiệp.
Học phí thông thường ※bao gồm phí nhập học |
---|
●Học phí 300 vạn yên |
Học phí đối với du học sinh ※bao gồm phí nhập học |
---|
●Học phí miễn giảm tối đa 140 vạn yên ※ Áp dụng mức miễn giảm dựa vào kết quả kỳ thi đầu vào của trường |
Tên tổ chức | Tên học bổng | Số tiền cấp * | Thời gian cấp |
---|---|---|---|
Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản, pháp nhân hành chính độc lập JASSO | Chương trình thúc đẩy tiếp nhận du học sinh | 48,000¥ /tháng | 1 năm |
Pháp nhân tài chính công Tập đoàn tài chính Heiwa Nakajima | Học bổng dành cho du học sinh | 100,000¥/tháng | 1 năm |
Pháp nhận tài chính công Hiệp hội khuyến học Rotary – Yoneyama | Học bổng Rotary – Yoneyama | 140,000¥/tháng | 2 năm |
Pháp nhân tài chính công Tập đoàn SGH | Học bổng khuyến học dành cho du học sinh tư phí | 100,000¥/tháng | 2 năm |
Pháp nhân tài chính công Quỹ học bổng dành giao lưu quốc tế Cộng lập | Học bổng Quỹ học bổng dành giao lưu quốc tế Cộng lập | 100,000¥/tháng | 2 năm |
※*Số tiền cấp và thời gian trợ cấp có thể thay đổi tùy thuộc vào thời gian và năm nhập học
SINH VIÊN NHẬN HỌC BỔNG Rotary – Yoneyama
Nay New Nyein Thu
Tốt nghiệp Đại học ngoại ngữ Yangon, Myanmar(nhập học kì tháng 4/2019)
SINH VIÊN NHẬN HỌC BỔNG Rotary – Yoneyama
Vann Chanthy
Tốt nghiệp Đại học hoàng gia Phnom Penh, Campuchia(nhập học kì tháng 4/2020)
SINH VIÊN NHẬN HỌC BỔNG CỦA HỘI KHUYẾN HỌC HASHITANI
Maulida Purwanti
Tốt nghiệp đại học Denpasar Maha Saraswati. Indonesia(nhập học kì tháng 4/2019)
Trường luôn hỗ trợ tích cực hoạt động khởi nghiệp của sinh viên thông qua việc tổ chức các buổi diễn thuyết khởi nghiệp đặc biệt hay bố trí văn phòng hỗ trợ khởi nghiệp. Ngoài ra, để hỗ trợ các du học sinh có nguyện vọng làm việc tại Nhật Bản, nhà trường đã thành lập Phòng hỗ trợ việc làm và Trung tâm giới thiệu việc làm miễn phí nhằm tăng cường hoạt động hướng nghiệp. Thu thập thông tin tuyển dụng từ tỉnh Niigata cũng như các tỉnh khác của Nhật Bản, xúc tiến việc giới thiệu việc làm, giới thiệu nơi thực tập thông qua các buổi tư vấn riêng. Đặc biệt, nhà trường luôn nỗ lực hết mình trong việc khai thác nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp Nhật đang đầu tư tại quốc gia của học viên theo học trong trường.
Nguyễn Duy Tuấn
Đại học Ngoại thương, Việt Nam(tốt nghiệp tháng 3năm 2012)
Dody Afrizal
Đại học Denpasar Maha Saraswati, Indonesia (Tốt nghiệp tháng 3 năm 2019)
Oeurn Theara
Đại học Đại học Cambodian Mekong, Campuchia (Tốt nghiệp tháng 3 năm 2019)
Luvsanjav Naranzul
Đại học văn hóa giáo dục Mông Cổ, Mông Cổ (Tốt nghiệp tháng 9 năm 2019)
Zhang Xin
Tốt nghiệp Đại học Hải Nam, Trung Quốc (Tốt nghiệp tháng 3 năm 2020)
Baubekkyzy Zhansaya
Tốt nghiệp đại học Đại học quốc gia Al-Farabi Kazakh, Kazakhstan (Tốt nghiệp tháng 3 năm 2020)
Hoang Thi Hanh Le
Tốt nghiệp đại học Đại học Hà Nội, Việt Nam (Tốt nghiệp tháng 9 năm 2019)
Rotini Federica
Tốt nghiệp học viện đại học Torino, Ý (Tốt nghiệp tháng 9 năm 2019)
Rajadhyaksha Shalmali Shailesh
Tốt nghiệp đại học Tilak Maharashtra, Ấn Độ (Tốt nghiệp tháng 9 năm 2019)
Hoàng Thế Hưng
Đại học Ngoại thương Hà Nội, Việt Nam (Tốt nghiệp tháng 3 năm 2017)
Han Jisoo
Đại học Woosuk, Hàn Quốc (Tốt nghiệp tháng 3 năm 2015)
Dương Thu Hà
Đại học Hà Nội, Việt Nam (Tốt nghiệp tháng 3 năm 2019)
Để dự thi kỳ thi tuyển sinh vào trường, thí sinh cần đáp ứng đủ các điều kiện (1), (2) như sau:
Phân loại kỳ thi tuyển sinh |
Loại kỳ thi tuyển sinh | Cách thức tuyển sinh | Đối tượng dự thi | |||
---|---|---|---|---|---|---|
Xét hồ sơ |
Thi viết |
Đánh giá bài tập |
Phỏng vấn |
|||
Kỳ thi dành cho thí sinh tốt nghiệp trường liên kết |
Kỳ thi dành cho thí sinh được trường liên kết tiến cử |
○ | ○ | Người dự thi đã tốt nghiệp trường liên kết chưa quá 5 năm (hoặc dự kiến tốt nghiệp) và được trường tiến cửcử | ||
Kỳ thi dành cho thí sinh tốt nghiệp trường được chỉ định |
Kỳ thi dành cho thí sinh được trường chỉ định tiến cử |
○ | ○ | Người dự thi đã tốt nghiệp trường được chỉ định chưa quá 5 năm (hoặc dự kiến tốt nghiệp) và được trường tiến cử | ||
Kỳ thi dành cho người đã đi làm |
Kỳ thi dành cho cá nhận được cơ quan, doanh nghiệp tiến cứ |
○ | ○ | Người dự thi có trên 2 năm kinh nghiệm công tác và được cơ quan công tác tiến cử | ||
Kỳ thi dành cho người đã đi làm | ○ | ○ | * | ○ | Người dự thi có trên 2 năm kinh nghiệm công tác | |
Kỳ thi tuyển sinh thông thường |
Kỳ thi tuyển sinh thông thường | ○ | ○ | * | ○ | Người dự thi có kinh nghiệm công tác dưới 2 năm và không được tiến cử |
*) Người dự thi tốt nghiệp tại các trường liên kết hoặc trường chỉ định nhưng không phù hợp với kì thi tiến cử sẽ được đánh giá bài tập thay cho kì thi viết.
35,000yên